Saturday, August 18, 2012

Đâu là những độ không nên cá

Đâu là những độ không nên cá


Một trong những đề tài chuyên môn được đề cập đến khá nhiều trước thềm Serie A mùa này là nguy cơ “giữa đường gãy gánh” của giới cầm quân. Hãng Expekt ra kèo “HLV đầu tiên bị sa thải ở Serie A”: 7,50 – 1 cho HLV Angelo Gregucci của Lecce (đặt 1 ăn 7,50 nếu đoán đúng Gregucci là HLV đầu tiên bị sa thải). Tiếp theo: 7,50 cho Mario Somma (Empoli), 10,00 cho Luigi De Canio (Siena)… cuối cùng là 40,00 cho Roberto Mancini (Inter) và 50,00 cho kết quả không có HLV nào bị sa thải.


Đấy là một trong rất nhiều dạng của hình thức cá lẻ. Danh mục cá lẻ trong các trận đấu cụ thể (ví dụ như trận tranh Siêu cúp châu Âu Liverpool – CSKA Moskva) gồm đội giao bóng trước, đội hưởng phạt góc trước, cầu thủ ghi bàn mở tỷ số… Với cả mùa bóng, các công ty ra kèo: đội rớt hạng tại Anh, Ý, TBN, vua phá lưới tại Anh, Ý, TBN… Tùy vào diễn biến thời sự mà các “nhà cái” linh động mở thêm các kèo thường rất hấp dẫn. Chẳng hạn, nếu đội Anh gần như chắc chắn sa thải HLV trưởng thì sẽ có kèo: ai sẽ kế vị Sven Goran Eriksson. Hoặc như Premiership mùa này: Chelsea, Arsenal, M.U rõ ràng là 3 đội mạnh nhất. Do vậy, vừa có kèo mới khá hay: đội nào lọt vào “top 3”. Tỷ lệ: 1,61 – 1 cho Liverpool; 5,50 cho Tottenham; 12,00 – 1 cho Everton…

Theo giới cá cược chuyên nghiệp, tất cả những gì vừa nêu đều nằm trong nhóm “độ”… không nên cá. Trước khi tìm hiểu vì sao, chúng ta hãy nhìn vào một số kết quả được “dân trong nghề” nhìn nhận. Tỷ lệ “lỗ” trung bình cho một người chuyên cá đơn (cá kiểu chọn 1 trong 3 kết quả: chủ nhà thắng, hòa, đội khách thắng) mỗi vòng 3 trận, trong suốt mùa bóng ở Premiership là 10%. Với số vốn và mật độ cá cược tương ứng, nếu người ta cá lẻ thay vì cá đơn thì tỷ lệ “lỗ” trung bình sẽ lên đến 60%.

Như đã nêu ở kỳ trước, nguyên tắc chung của nhà cái ở những nước có ngành cá cược hợp pháp là không bao giờ tham gia trò chơi dự đoán, ngay cả việc đơn giản như dự đoán Anh có thắng nổi Bắc Ireland hay không, hoặc thắng bao nhiêu bàn. Nhà cái chỉ ra kèo với mức thưởng sao cho tiền vốn của các “phe” dự đoán khác nhau trở nên cân bằng, và phần việc tiếp theo là lấy tiền của những người thua chia cho những người thắng (sau khi trừ mọi chi phí, thuế khóa và tiền lời). Nói cách khác, bản chất của việc cá cược bóng đá cũng giống như cá ngựa: đám đông cá với nhau và một phần tiền cược… lọt ra ngoài. Với những kèo cân bằng (tức xác suất xảy ra của các khả năng là tương đương nhau), chẳng hạn kết quả trận Fulham – Charlton, tiền độ đặt vào các cửa thường rất cân bằng. Khi đó, nhà cái luôn ở tình trạng an toàn (bên nào thắng cũng được), nên chỉ lấy lời ít (3-4%). Kèo càng lạ thì càng ít người tham gia cá cược, tính cân bằng giữa các phe cá cược giảm đi và độ an toàn của nhà cái cũng giảm. Khi đó, nhà cái sẽ giảm tối đa tỷ lệ trúng thưởng (tỷ lệ lời của nhà cái có khi lên đến 70%) để giảm bớt nguy cơ phá sản khi xảy ra kết quả bất ngờ. Nói một cách dễ hình dung: kèo càng lạ thì phần “lọt ra ngoài” trong tổng số tiền độ càng cao. “Không nên chơi cá kèo lạ” – đấy là khuyến cáo của các chuyên gia như Paul Steele hoặc Sean Smith. Lời khuyên của Steele và Smith có giá trị không chỉ vì họ đã tham gia ngành cá cược bóng đá nhiều năm mà còn vì họ đã ở cả… hai bên chiến tuyến. Smith có 6 năm làm nhân viên cho một công ty cá cược, sau đó từng cá cược một cách chuyên nghiệp trong 2 năm và có nhiều năm cộng tác với các trang web nổi tiếng như BBC, Guardian, Soccernet… Steele cũng vậy.

Nếu thấy có người trúng độ kiểu “chó ngáp phải ruồi” (chẳng hạn đoán đúng cậu con cả Brooklyn sẽ nối nghiệp David Beckham, khoác áo đội Anh trong năm 2020), bạn cứ tin rằng đã có hàng trăm, hàng ngàn người khác phải thua vì độ ấy, và tiền thưởng cho người đoán đúng đáng lẽ phải cao hơn vài chục lần. Các “độ” không nên cá như vừa nêu trên chỉ là những chuyện cụ thể. Khuyến cáo tổng quát, có ý nghĩa trong mọi hình thức cá cược, là: phải biết từ chối các kèo mà bạn không kiểm soát được (không có cơ sở khoa học nào để tính ra xác suất Brooklyn Beckham sẽ thành tuyển thủ Anh vào năm 2020). Phải biết dừng đúng lúc, ngay cả trước các “kèo thơm” (nếu lý trí bảo rằng không nên). Không bao giờ cá cược chỉ vì muốn gỡ lại những gì đã thua (vì bạn có thể thua thêm).
Dự đoán số phận các đội thăng hạng, rớt hạng

Ngoài 1 lần đăng quang của Chelsea và 1 lần của Blackburn, chức vô địch Premiership chỉ thuộc về M.U và Arsenal kể từ khi giải này được thành lập vào đầu những năm 1990. Có lúc, người ta cho rằng Premiership… không còn gì để dự đoán. Trong khía cạnh này, dự đoán ngôi vô địch giải hạng Nhì là đề tài hấp dẫn hơn đối với giới hâm mộ bóng đá Anh. Ngoài ra, việc dự đoán đội vô địch hạng Nhì còn thú vị ở chỗ: danh hiệu “ứng cử viên số 1” không thuộc về đội ĐKVĐ như quy luật thường thấy ở bất cứ sự kiện thể thao nào (vì đội ĐKVĐ đã thăng hạng, đâu còn dự giải năm sau). Thông tin về giải hạng Nhì khá ít, giới hâm mộ cũng không rành rẽ giải này như các giải đỉnh cao khác nên càng khó đoán. Mà trên thị trường cá cược, những nơi khó đoán mới là những nơi… dễ thắng lớn!

Ai cũng có thể hình dung: các đội vừa rớt hạng ở Premiership thường được đánh giá cao hơn ở giải hạng Nhì năm sau. Nhưng vì sao cao hơn, và cao hơn như thế nào? Các đội ấy sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Trên nguyên tắc, đội vừa rớt hạng ở Premiership có đẳng cấp cao hơn các đối thủ hạng Nhì. Ở các nước khác cũng vậy. Khi người ta thống kê trong 10 mùa bóng liên tiếp, ta thấy rằng có đến 5 đội vừa rớt hạng đoạt chức vô địch giải hạng Nhì, 2 đội vô địch hạng Ba và 2 đội vô địch hạng Tư tại Anh. Ngược lại, cũng trong 10 năm, chỉ có 2 đội vừa thăng hạng đoạt chức vô địch (ở cả 4 bảng bóng đá nhà nghề của Anh).

Theo giới nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu khiến các đội vừa rớt hạng luôn trở thành ứng cử viên vô địch sáng giá trong mùa bóng kế tiếp có lẽ là, hơi bất ngờ: sự thông cảm. Khá nhiều trường hợp cho thấy đội bóng vừa rớt hạng có lượng khán giả tăng vọt ở mùa sau. Sự thổi phồng của báo chí làm cho thiệt hại của đội rớt hạng có vẻ lớn hơn rất nhiều so với thực tế. “Cuộc sống trở nên khó hơn đối với một đội rớt hạng” là tít quen thuộc trên mặt báo. Đa số liệt kê các nguyên nhân cũ rích, ví dụ đội rớt hạng vẫn phải trả lương cầu thủ với giá “ngoại hạng” do các hợp đồng đã ký từ trước nhưng chỉ nhận các nguồn thu với giá “hạng Nhì”. Các cổ động viên ruột thường chiếu cố đội bóng đáng thương của họ sau khi đọc các bài báo như vậy. Trên thực tế, các đội rớt hạng tại Anh luôn được chia tiền truyền hình từ giải cũ của họ trong 2 năm kế tiếp, như một khoản trợ cấp để chống sụp đổ. Cho nên, các đội vừa rớt hạng thường vẫn “sống khỏe”. Bóng đá Ý và TBN sắp tới cũng có thể áp dụng cách làm này. Tất nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác nữa, như ngôi sao nhiều hơn…

Kết quả thống kê trong 10 năm tại bốn giải chuyên nghiệp trong bóng đá Anh như sau:

Thành tích các đội vừa thăng hạng:

Thăng hạng Rớt hạng Top 5 6-10 11-15 16 trở xuống
Premiership Không có 41,38% 10,34% 20,69% 17,24% 51,72%
Hạng Nhì 3,33% 16,67% 16,67% 16,67% 13,33% 53,33%
Hạng Ba 7,69% 23,08% 17,95% 12,82% 15,38% 53,85%

Thành tích các đội vừa rớt hạng:

Thăng hạng Rớt hạng Top 5 6-10 11-15 16 trở xuống
Hạng Nhì 29,03% 3,23% 35,48% 29,03% 25,81% 12,90%
Hạng Ba 16,13% 3,23% 25,81% 22,58% 32,26% 19,35%
Hạng Tư 26,83% Không có 31,71% 17,07% 17,07% 34,15%

Các bảng này cho thấy: một đội vừa rớt từ Premiership xuống bảng hạng Nhì lập tức trở thành “ông trùm”, với xác suất thăng hạng ngay trong mùa bóng kết tiếp khá cao (29,03%), nhưng xác suất cao nhất vẫn thuộc về khả năng rớt hạng ngay mùa kế tiếp của một đội vừa vươn lên Premiership (41,38%). Nếu dự đoán việc thăng liền 2 hạng trong 2 năm, bạn nên chọn một đội hạng Tư nhảy lên hạng Nhì (xác suất thành công là 7,69% cao hơn gấp đôi đội hạng Ba nhảy lên Premiership, cũng không có đội nào rớt liền 2 hạng với xác suất cao như thế). Như đã nêu trên: xác suất để một đội vừa ngoi lên Premiership rớt hạng ngay mùa kế tiếp rất cao, nhưng xác suất để một đội vừa ngoi lên hạng Nhì rớt hạng ở mùa kế tiếp lại rất thấp (chỉ 16,67%). Điều này cho thấy sự khắc nghiệt ở Premiership (đối với đội hạng Nhì vừa ngoi lên) cao gấp 3 lần sự khắc nghiệt của bảng hạng Nhì (đối với đội hạng Ba vừa ngoi lên). Theo giới nghiên cứu, sở dĩ như thế là vì sự thành công hay thất bại ở giải hạng Nhì chỉ liên quan chủ yếu đến vấn đề chuyên môn trong khi ở Premiership, vấn đề thành bại phụ thuộc lớn vào nhiều yếu tố ngoài bóng đá (như khả năng quản lý, kinh doanh…).

Dự đoán theo lô

Nghe hơi lạ, nhưng giới chuyên môn nhận định: đây có thể là tương lai của ngành cá cược ở những nước có nền bóng đá phát triển mạnh. Người ta cho rằng sự phát triển cá cược qua internet đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nạn dàn xếp tỷ số, đang leo thang dần ngay cả ở châu Âu - nơi tệ nạn này rất khó xâm nhập vì tính chuyên nghiệp cao độ. Để chống nạn dàn xếp tỷ số, giới nghiên cứu khuyến cáo các công ty cá cược: nên thay dần hình thức cá đơn bằng cá lô, nghĩa là dự đoán cả dãy kết quả chứ không dự đoán từng trận riêng rẽ. Cơ sở của lập luận này: kẻ gian có thể chi phối kết quả 10 trận đấu ở 10 vòng riêng rẽ chứ không thể chi phối kết quả cả 10 trận trong cùng 1 vòng.

Hình thức dự đoán theo lô vốn đã tồn tại lâu nay. Nó không phát triển mạnh chẳng qua vì có vẻ quá khó đoán, khiến giới hâm mộ không còn hứng thú tham gia. Một ví dụ đơn giản: xác suất để đội A thắng trong trận A-B là 1/3 (giả sử 3 cửa thắng, hòa thua có xác suất ngang nhau). Xác suất để đội X thắng trong trận X-Y cũng là 1/3. Như vậy, nếu đoán A và X cùng thắng, cơ may đoán đúng của bạn chỉ là 1/3 x 1/3 = 1/9 tức khoảng 11%. Nếu đoán 3 đội cùng thắng trong 3 trận đấu ngang ngửa, xác suất đúng chỉ là 1/3 x 1/3 x 1/3 = 1/27 hay 3,7%. Mới có 3 trận đã khó như thế, đoán đúng kết quả của 4, 5 hoặc 6 trận cùng lúc là điều gần...

No comments:

Post a Comment